Nhận ngay những kiến thức bổ ích hàng tuần và thông tin khuyến mãi về các khóa học của No More Lies
THUMB BLOG BC

Business Case là gì? Tầm quan trọng của Business Case với các doanh nghiệp

Business Case|Back to Basics,

Ngày nay, Business Case đang dần trở thành từ khoá xuất hiện nhiều và trở thành một phần không thể thiếu trong các kỳ tuyển dụng Management Trainee. Tuy nhiên, có khá nhiều các bạn trẻ chưa hiểu rõ được ý nghĩa của Business Case: Business Case là gì? Tại sao các tập đoàn lại lựa chọn Business Case để ứng tuyển nhân sự?, từ đó chưa biết ôn luyện sao cho đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Và trong bài viết này, hãy cùng mình điểm lại về định nghĩa của Business Case, cấu trúc của một Business Case, cũng như những lý do khiến Business Case trở thành một phần không-thể-thiếu trong các kỳ thi Management Trainee nhé.

 

Business Case có thể được hiểu là một tình huống kinh doanh, đưa ra những dữ liệu của một doanh nghiệp, cũng như đưa ra những khó khăn và mong muốn của công ty để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó trong doanh nghiệp. Một Business Case có thể có quy mô từ một cá nhân, một tổ chức hoặc một quốc gia. Cụ thể hơn, cấu trúc của mỗi một Business Case sẽ bao gồm 3 phần:

1. Câu chuyện (Bối cảnh)

Ở phần đầu của Business Case luôn là tất cả những tài liệu tổng quan nhất được liên kết chặt chẽ lại trở thành một câu chuyện hoàn chỉnh nhằm tạo ra bối cảnh để đưa ra quyết định. “Câu chuyện” này thường nói về lịch sử hình thành công ty, những dấu mốc công ty đã trải qua, những công nghệ, dòng sản phẩm cũng như những điều công ty đang ấp ủ,… Tất cả sẽ được thể hiện hết ở đầu trong một Business Case.

2. Câu hỏi (Thử thách)

Sau khi có những thông tin tổng quan về bối cảnh, Business Case sẽ xuất hiện thêm phần câu hỏi – thử thách để các bạn trả lời. Đó có thể là những câu hỏi về product launching, repositioning hay M&A Case nhằm giải quyết vấn đề của doanh nghiệp.

3. Bảng số liệu

Phần cuối cùng trong một đề bài Business Case sẽ là các bảng số liệu dài. Những số liệu này thường sẽ về sales, revenue của cả thị trường (bao gồm đối thủ) hoặc của brand hay từng products. Những số liệu này nhìn qua có thể hơi “choáng” nhưng đây đều là những dữ liệu vô cùng quan trọng trong quá trình làm bài.

Trên đây là cấu trúc của một Business Case. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu  những lý do khiến Business Case trở thành một phần không-thể-thiếu trong các kỳ thi Management Trainee nhé.

 

1. Business Case giúp thử thách Leadership skill của ứng viên

Với Management Trainee, leadership skills là kim chỉ nam và là yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc. Thông qua Business Case, các tập đoàn đa quốc gia có thể nhìn rõ Leadership Skills của ứng viên thông qua các phương diện:

  • Lãnh đạo bản thân: Để giải được Business Case, mỗi ứng viên đều phải có tính kỷ luật cao và biết lãnh đạo chính bản thân mình. Các Management Trainee luôn phải biết tìm đủ mọi cách để đạt được mục đích đồng thời vạch ra những phương án dự phòng để có đường lui và phòng ngừa rủi ro nhằm hướng tới một kết quả tốt đẹp nhất.

  • Lãnh đạo công việc: Để giải một Business Case luôn cần một tư duy rành mạch và thống nhất với rất nhiều các đầu việc nhỏ. Các tập đoàn đa quốc gia luôn muốn tìm kiếm các ứng viên biết cách sắp xếp công việc thông minh, hiệu quả để đạt được hiệu suất công việc tốt nhất.

  • Lãnh đạo con người: Trong các vòng teamwork để giải Business Case, kỹ năng lãnh đạo các thành viên trong team là một yếu tố quan trọng để quyết định các ứng viên có trúng tuyển hay không. Các Management Trainee trong các tập đoàn đa quốc gia là người phải biết ứng xử, tạo động lực và kỷ luật cho team để cùng hợp tác và đem lại kết quả tốt nhất.

 

2. Business Case giúp đặt ứng viên vào một decision-maker (người ra quyết định)

Các Business Case được lập ra với mục địch giả lập để thử thách khả năng ra quyết định của các ứng viên. Với mỗi đề bài dựa theo bối cảnh, các ứng viên sẽ được đóng vai một nhà lãnh đạo để đưa ra quyết định của mình. Thông qua Business Case, các tập đoàn đa quốc gia có thể nhìn rõ khả năng ra quyết định của ứng viên thông qua các phương diện:

  • Critical Thinking: Chất lượng của quyết định được đưa ra không chỉ phụ thuộc vào tính khách quan của thông tin thu thập được, mà còn phụ thuộc vào logic của qui trình ra quyết định. Để giải quyết được vấn đề của tổ chức, doanh nghiệp thì việc đầu tiên là phải xác định được chính xác vấn đề cần giải quyết là gì.

  • Business Sense: Trực giác trong kinh doanh là một yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định đúng. Người có trực giác tốt thường hiểu được bối cảnh doanh nghiệp, lường trước các rủi ro có thể xảy ra để đưa ra quyết định sáng suốt.

  • Problem-solving skill: Tại mỗi Business Case luôn chứa các vấn đề. Việc xác định vấn đề và giải quyết hiệu quả cũng là một điều mà các ứng viên đang tìm kiếm ở các Management Trainee.

 

Trên đây là các lý do chính khiến các tập đoàn đa quốc gia lựa chọn Business Case để thử thách ứng viên trong các vòng thi tuyển của mình. Các ứng viên hãy dần chuẩn bị hành trang ôn luyện Business Case qua khoá học Practical Business Case Thinking – khoá học giúp xây dựng tư duy giải quyết vấn đề kinh doanh không dựa trên dạng bài và công thức cho mọi ứng viên tại: https://bit.ly/C_NML_BC

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

Đừng bỏ lỡ!

Nhận ngay những thông báo về các kiến thức bổ ích và các ebooks được biên soạn độc quyền bởi No More Lies