fbpx
Nhận ngay những kiến thức bổ ích hàng tuần và thông tin khuyến mãi về các khóa học của No More Lies
Agency side|Creative|Hệ thống kiến thức,
z2567419270915_2d0bb3b22a7337dcf1f2ddc7f897df7d

3 TRIẾT LÝ QUẢNG CÁO ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG “QUẢNG CÁO KHÔNG NÓI LÁO”

“Quảng cáo không nói láo” chính là một trong 4 cuốn sách tiếng Việt gối đầu giường cho dân quảng cáo mà No More Lies đã từng giới thiệu. Không chỉ cung cấp những kiến thức hữu ích về ngành, anh Hồ Công Hoài Phương còn phân tích 3 cách tiếp cận quảng cáo hiệu quả đến từ các agency hàng đầu hiện nay.

 The Big ideaL – Ogilvy & Mather

 “The big ideaL” là sự kết hợp giữa hai yếu tố Cultural Tension (tạm dịch: Sức ép văn hóa) và Brand Best-Self (tạm dịch: Điểm mạnh nhất của thương hiệu). Triết lý này không chỉ giúp Ogilvy & Mather xây dựng các chiến dịch quảng cáo – truyền thông xuất sắc mà họ còn mang đến cho khách hàng của mình những lời tư vấn và hỗ trợ xây dựng thương hiệu.

 Ý nghĩa của triết lý này nằm ở việc các thương hiệu phải nắm bắt được insight của người tiêu dùng, xem khách hàng mục tiêu của mình đang suy nghĩ và có các hành vi tiêu dùng nào, sau đó kết hợp cùng điểm mạnh nhất của thương hiệu để đưa ra giải pháp cho người tiêu dùng. Bên cạnh bài toán về khách hàng, Ogilvy cũng dùng chính triết lý này để giải quyết các vấn đề cộng đồng, sử dụng điểm mạnh của thương hiệu để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

 Lovemark – Saatchi & Saatchi

 Khái niệm Lovemark (thương hiệu được yêu mến) được Kevin Roberts – CEO của Saatchi & Saatchi 1997 – 2014 giới thiệu vào năm 2006. Đây là giai đoạn cao nhất của phát triển thương hiệu, vượt xa các giai đoạn thấp hơn là trademark – nhãn hiệu, brand – thương hiệu và trustmark – tín hiệu.

 Xây dựng lovemark chính là đánh vào việc khách hàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu thông qua cảm xúc, thay vì chỉ là lý trí thông thường. Một ví dụ điển hình là khi các thương hiệu lớn launch sản phẩm mới, luôn có hàng dài người xếp hàng cả ngày, thậm chí là qua đêm để trở thành người đầu tiên bước chân vào store. Do đó, để tạo được lovemark, người làm quảng cáo không thể dùng các chương trình khuyến mãi đơn giản, mà phải xây dựng các chiến dịch truyền thông, dùng chính hình ảnh của thương hiệu để tạo ra cảm xúc cho người tiêu dùng. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các KOL đang được khách hàng mục tiêu yêu thích nhất và tạo lovemark thông qua việc đồng hành với thần tượng.

 Disruption – TBWA

Triết lý hoạt động của TBWA là triết lý Phá vỡ Giới hạn (“Disruption philosophy”). Cảm hứng cho triết lý này bắt nguồn từ câu chuyện vận động viên nhảy xà Dick Fosbury đã táo bạo thay đổi cách nhảy xà truyền thống bằng một phương pháp mới, được đặt theo tên ông “Nhảy xà kiểu Fosbury” (“Fosbury Flop”) và làm nên cuộc cách mạng thay đổi toàn bộ luật lệ môn thể thao này.

TBWA quan niệm rằng, để tạo nên đột phá, thương hiệu không nên đi theo lối mòn mà những người đi trước đã làm. Đặc biệt, nếu muốn chiếm lĩnh thị trường, thương hiệu cần những bước đi mới hơn, phá vỡ các luật lệ truyền thống và đưa ra các hướng giải quyết táo bạo hơn, sáng tạo hơn và có chiều sâu hơn.

Nguồn tham khảo: Brands Vietnam

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

4 BƯỚC KHOANH VÙNG ĐỂ INSIGHT KHÔNG SAI!

Công cuộc tìm insight tuy "gian truân" là vậy, nhưng không phải ta không có cách để biến nó trở nên nhẹ nhàng hơn. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu bí quyết: Làm sao để IN-SAI (INSIGHT) LUÔN ĐÚNG!...
Search

Đừng bỏ lỡ!

Nhận ngay những thông báo về các kiến thức bổ ích và các ebooks được biên soạn độc quyền bởi No More Lies