Phép thử để check xem idea đã đủ đơn giản chưa
Phép thử này có tên là: ONE LAYER TEST – PHÉP THỬ MỘT LỚP.
Nghĩa là giữa thông điệp (thứ brand muốn truyền tải) và ý tưởng (thứ người tiêu dùng muốn nghe vì thấy thú vị) chỉ có một lớp thôi.
Về idea và execution của campaign BAEMIN
Trên concept chưa đưa vào thực hiện thì campaign idea của Baemin đã vượt qua bài test và đạt chuẩn “đủ đơn giản”:
– Thông điệp: Đừng ăn gần nhà, tuy an toàn nhưng không ngon, nên ăn xa nhà, thú vị và ngon hơn
– 1 lớp
– Ý tưởng: Ăn cũng như yêu, cũng có 2 kiểu: yêu an toàn và yêu thú vị
Không có gì chen giữa thông điệp và ý tưởng.
NHƯNG, khi thực thi, có một yếu tố rất to là Trấn Thành là celeb trong campaign, khiến idea trở nên bị phức tạp:
-Thông điệp: Đừng ăn gần nhà, tuy an toàn nhưng không ngon, nên ăn xa nhà, thú vị và ngon hơn
-1 lớp
-Ý tưởng: Ăn cũng như yêu, cũng có yêu an toàn và yêu thú vị
– 2 lớp
– Thực thi: Cho Trấn Thành nói về chuyện yêu đương.
Có thể thấy đã có 2 lớp chèn giữa thông điệp và đầu ra là campaign launching.
Điều này khiến cho người xem bị quá tập trung vào Trấn Thành – là lớp bề nổi mà lạc trôi đi idea và lạc luôn cả thông điệp. Nếu thay Trấn Thành bằng người khác, ý tưởng không bị thay đổi, khi ấy thông điệp lại có khi được nắm bắt tốt hơn. Nhưng như thế lại có thể khiến cho clip ít được người ta xem hơn?
Tạm kết
Agency và Client luôn trong cuộc đấu: thế nào là vừa đủ thu hút và vừa đủ dễ hiểu để có nhiều người xem, nhưng xem xong vẫn nắm được thông điệp mình muốn truyền tải?
Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện thuần túy về đánh giá ý tưởng và cách triển khai, chưa nói đến các chỉ số đạt được sau khi chạy campaign. Nếu sau campaign BAEMIN tăng số ầm ầm, tỉ lệ ROI tốt, thì có lẽ client sẽ tặc lưỡi bỏ qua sự khó hiểu này chút chút.