Nhận ngay những kiến thức bổ ích hàng tuần và thông tin khuyến mãi về các khóa học của No More Lies
FB-05

“ĐẤM BAY” NỖI SỢ CREATIVE: HỌC CÁCH FEEDBACK KỊCH BẢN QUẢNG CÁO TỪ ANH TRẦN HOÀNG DƯƠNG

Creative,

Đằng sau một TVC quảng cáo chuyên nghiệp và ấn tượng với người xem luôn cần có sự đóng góp của một kịch bản dựng phim hay, độc lạ, mới mẻ và chạm tới cảm xúc người xem. Công việc của 1 người làm Creative sau khi đã có ý tưởng chính là thực hiện hóa ý tưởng đó cùng Production house. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu cách feedback 1 bản dựng phim quảng cáo như thế nào qua chia sẻ của anh Trần Hoàng Dương (Former Associate Creative Planner - Dentsu Redder Agency)

Có 2 điều anh Dương để tâm trên hết trong những bản dựng thô đầu tiên:
 
 
1. NHỊP
Theo chia sẻ của anh, như một người thầy từng dạy dựng phim ở Make Films Not War, có 2 loại nhịp:
  • Nhịp nội: nhịp trong shot, trong frame hình khi chưa cut
  • Nhịp ngoại: mỗi lần cut là một nhịp ngoại
Chúng ta cần điều khiển hai loại nhịp này làm sao mà:
  • Xem không bị quá lâu hoặc quá nhanh (trong một phân đoạn ngắn)
  • Xem từ đầu tới cuối không có cảm giác lê thê hoặc cụt lủn (trong cả phim quảng cáo)
  • Đem lại đúng cảm xúc mong muốn cho clip. Đơn giản thì hành động thì nhanh mà tình cảm thì chậm lại chút.
Nói chung lại là đừng làm người xem bị chán.
Nếu mà diễn xuất của diễn viên trong cảnh toàn / trung bị nhịp chậm thì phải cắt sang cận / đặc tả để tăng nhịp bằng nhịp ngoại và ngược lại.
 
=> Đối với anh Dương, NHỊP là thứ khó nhất. Vì nó không học được, mình làm nhiều thì tự cảm được thôi. Làm nhiều thì tự nhiên sẽ biết bao lâu là đủ.
Nhưng cũng như một người thầy từng dạy anh: “Thà lâu chút còn hơn là bị cụt lủn.”
Việc hiểu về nhịp này cũng sẽ giúp chúng ta hỗ trợ đạo diễn trên set nữa. Nếu mình biết shot đó diễn viên diễn hơi lề mề thì mình sẽ nhờ đạo diễn shoot thêm một số cảnh cận / đặc tả để dùng nhịp ngoại cut vào tăng nhịp chung của clip khi dựng phim.
 
2. TIẾNG
“Sounds tell half the story”. Hình ảnh là nửa còn lại.
Đài từ luôn là vấn đề rất lớn và rất khó để vượt qua đối với diễn viên chuyên nghiệp hoặc bán chuyên miền Bắc miền Nam. Rất dễ rơi vào tình trạng bị “kịch” hay anh Dương hay gọi là “quá”.
Các trường điện ảnh tại Việt Nam hiện nay vẫn dạy diễn xuất điện ảnh với sân khấu không khác nhau nên việc đài từ giống như trên sân khấu cho dù bạn đang ở nhà chơi với con là chuyện rất hay xảy ra.
Không có cách nào khác là phải làm tiếng kỹ bằng cách:
  • Cho diễn viên nói đi nói lại nhiều lần hoặc tập trước nhiều lần trước khi quay để thu tiếng trực tiếp được luôn
  • Nếu chưa thu trực tiếp được tốt thì thu tiếng ngay trên set cuối buổi hoặc khi rảnh để tránh tốn thêm thời gian thu sau khi ra khỏi set
  • Nếu không thu được on set và cũng không hài lòng với giọng của người diễn viên thì có thể tìm người lồng tiếng.
Dưới đây là một trong những phim quảng cáo mà anh Dương thích nhất từ trước tới nay: “với thủ pháp dựng song song quá khứ hiện tại đi kèm âm nhạc và voice-over thực sự tinh tế đến mức xúc động.” TC BANK – DREAM RANGERS – OGILVY ASIA: https://www.youtube.com/watch?v=vksdBSVAM6g
 
Tổng kết lại, công việc của 1 người làm Creative sẽ không chỉ dừng lại ở mặt tìm kiếm insight, thông điệp mà còn được tham gia vào quá trình dựng phim. Để dựng được 1 kịch bản quảng cáo sẽ luôn cần có yếu tố sáng tạo và không có một giới hạn nhất định nào. Tuy nhiên, “sáng tạo” luôn là một kỹ năng, không phải bản năng.
Ngành Sáng tạo – Quảng cáo chẳng có “thiên tài idea” hay “thánh idea”. Quan trọng nhất: ai kiên trì mài giũa, học hành, rèn luyện hơn thì người đó sáng tạo hơn, tiến xa hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

4 BƯỚC KHOANH VÙNG ĐỂ INSIGHT KHÔNG SAI!

Công cuộc tìm insight tuy "gian truân" là vậy, nhưng không phải ta không có cách để biến nó trở nên nhẹ nhàng hơn. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu bí quyết: Làm sao để IN-SAI (INSIGHT) LUÔN ĐÚNG!...
Search

Đừng bỏ lỡ!

Nhận ngay những thông báo về các kiến thức bổ ích và các ebooks được biên soạn độc quyền bởi No More Lies