Nhận ngay những kiến thức bổ ích hàng tuần và thông tin khuyến mãi về các khóa học của No More Lies
Asset 8

ĐẤM BAY NỖI SỢ CREATIVE: NAM TIẾN – ĐẦU TIÊN, TIỀN ĐÂU?

Chuyện nghề|Creative,

Chia sẻ từ một người chị có kinh nghiệm đã Nam tiến thành công

Sau khi đã nhắm một agency iu thích, chuẩn bị vững vàng cả kiến thức và tâm lý thì một nỗi lo khác lại xuất hiện: lấy tiền đâu để Nam tiến bây giờ?
 
Nếu bạn đặt câu hỏi này… 1 tháng trước khi quyết định vào Nam và trong người không có quá nhiều tiền tiết kiệm thì có lẽ câu trả lời khả dĩ duy nhất là đi “gọi vốn” 😃 Cộng thêm việc chi tiêu trong Nam cẩn thận hơn một chút thì (mong là) sẽ ổn.
Nhưng thắt lưng buộc bụng vậy cũng hơi mệt và sẽ bỏ qua nhiều cơ hội enjoy life. Đó là lý do bạn nên chuẩn bị về tài chính trước khi chính thức đặt chân đến Sài Gòn ít nhất là trong vòng 1 năm.
 
Đầu tiên hãy cùng xem xem ở trong Sài Gòn phải chi tiêu những khoản gì nhé.
Mình từng ở trong Sài Gòn theo các khoảng thời gian 1 tháng, nửa tháng và 1 tuần rưỡi. Nhìn chung lần nào cũng tốn những khoản như sau:
 
  • Vé máy bay. Mình bay khứ hồi nên đắt hơn một chút, nhưng khoản này mình được công ty cover nên cũng đỡ nhiều. Khoản này ~1tr8.
  • Chỗ ở. Tùy chuyện bạn lựa chọn ở đâu mà số tiền sẽ thay đổi. Lần đầu vào 1 tháng thì mình ở một hostel xịn ngay trung tâm quận 1 mà giá có 2 triệu/ tháng thôi à, do COVID vắng khách á, còn lần sau thì mình ở nhà bạn nên không mất chi phí cho khoản này.
  • Tiền ăn. Đây là khoản tốn nhất trong các thể loại tốn, đặc biệt là khi mình ở hostel không có bếp nấu thì phải order 3 bữa/ngày. Chưa kể thỉnh thoảng lại thèm trà sữa hay ăn vặt (lần nào mình đi Sài Gòn về mẹ cũng bảo mặt trông bự ra). Khoản này chắc cũng phải 3-4 triệu/tháng (nếu ăn hoàn toàn bên ngoài).
  • Tiền phục vụ social life như đi cà phê, gặp bạn bè, đi triển lãm, phục vụ đời sống văn hóa cá nhân. Khoản này là khoản dễ cắt giảm nhất nhưng… không ai muốn cắt =)))) Khoản này thì thay đổi tùy người, tùy tháng, với mình chắc rơi vào tầm 800-1 triệu/tháng. Tháng nào mà hứng lên mua quần áo nữa thì thôi không dám tính.
  • Tiền lặt vặt và không-thường-xuyên như kem chống nắng, thuốc thang khi ốm, v.v rơi vào khoảng 500k/tháng, khoản này hên xui, có khi có tháng không phải tiêu.
  • À còn tiền xăng xe di chuyển nữa chứ. Hồi đó vào ngắn ngày nên mình đi Gojek hoài, không rõ nếu có xe máy thì hết nhiêu tiền xăng, thôi cứ tính du di là tầm 500k/tháng đi.
 
Total spending khoảng 8tr/ tháng (không tính tiền máy bay ban đầu). Đương nhiên chi tiêu tiết kiệm vụ ăn uống thì số này sẽ giảm xuống, nhưng mình không chắc bạn sẽ may mắn thuê được nhà giá 2 triệu/tháng đâu nên thôi cứ tính trung bình là 8 triệu.
 
Nếu bạn vào thực tập hoặc làm vị trí junior thì lương sẽ dao động (dữ dội) trong khoảng 1 triệu – 7 triệu. Lương còn thấp cộng thêm việc thời gian đầu bạn cần tập trung làm việc và làm quen với môi trường sống mới nên việc có một khoản tiết kiệm kha khá để back up sẽ khiến bạn dễ thở hơn rất nhiều. Cố gắng đừng để đi làm về 7h tối mệt rã rời rồi còn phải nghĩ xem hôm nay ăn uống thế nào để tiết kiệm 100k…
 
Thực ra nghĩ lại thì những khoản tiền mình vừa kể trên cũng là những khoản mà sinh viên thường phải chi tiêu, nhưng đôi khi vì chúng mình vẫn đang có bố mẹ hậu thuẫn nên mình vô tình quên mất độ “lớn” của những khoản chi này. Đến khi phải tự rút tiền túi ra để trả mới cảm thấy thật là một chân trời khác.

 

VẬY TIẾT KIỆM NHƯ THẾ NÀO?

 

Mình tiết kiệm theo các bước (tưởng như) đơn giản như sau:
  • Xác định tổng thu nhập hàng tháng
  • Xác định mục tiêu tiết kiệm mỗi tháng (thường mình sẽ cố gắng tiết kiệm 3-40% thu nhập mỗi tháng)
  • Xác định chi tiêu hàng tháng và giảm chi phí nếu cần
 
Để xác định tổng thu và tổng chi thì bạn có thể dùng excel để tính, nhưng dùng excel trông hơi chán á. Hiện mình đang dùng một app tên là Money Manager, icon hình con lợn trắng trên nền màu cam. Bạn sẽ nhập các khoản thu & chi trong ngày vào app theo từng category. Sau đó app sẽ tính ra cho bạn theo một cái pie chart là bạn đã tiêu bao nhiêu phần trăm cho những category nào. Như thế bạn sẽ dễ dàng thấy được mình đang tiêu quá nhiều cho khoản gì và xem xem khoản đó có cắt giảm được không.
App còn có tính năng đặt budget cho từng category và tự động tính xem bạn đã tiêu bao nhiêu % budget của tuần/tháng cho category đó.
 
Sau 1-2 tháng xác định được thu nhập & chi tiêu, bạn sẽ tự lên được kế hoạch tiết kiệm phù hợp với thu nhập cũng như nhu cầu chi tiêu của mình. Nhưng nhớ là phải chăm chỉ theo dõi chi tiêu của mình hàng ngày nha.
 
Việc lập kế hoạch và tối ưu chi tiêu như vậy về lâu dài cũng sẽ tạo thành thói quen tốt. Vậy tại sao mình không luyện tập từ bây giờ luôn nhỉ 😉
 
Chúc các bạn một tâm thế và ví tiền vững vàng để vào Sài Gòn chinh chiến nhé!
 
Nguồn: Lan Anh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

4 BƯỚC KHOANH VÙNG ĐỂ INSIGHT KHÔNG SAI!

Công cuộc tìm insight tuy "gian truân" là vậy, nhưng không phải ta không có cách để biến nó trở nên nhẹ nhàng hơn. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu bí quyết: Làm sao để IN-SAI (INSIGHT) LUÔN ĐÚNG!...
Search

Đừng bỏ lỡ!

Nhận ngay những thông báo về các kiến thức bổ ích và các ebooks được biên soạn độc quyền bởi No More Lies