Nhận ngay những kiến thức bổ ích hàng tuần và thông tin khuyến mãi về các khóa học của No More Lies
template website-01

NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CƠ BẢN TRONG TƯ DUY KHI GIẢI MARKETING CASE VS BUSINESS CASE

Chia sẻ,

Một mùa thi nữa lại đến. Nếu như tuần trước, Doanh Nhân Tập Sự nổ phát súng đầu tiên với phiên bản warm-up nhẹ nhàng, thì đến tuần này, Bản Lĩnh Marketer (BLM) cũng thông báo trở lại sau một năm vắng bóng. Đề bài đặt ra cho các bạn trong hầu hết các cuộc thi là giải case. Thế nhưng giải case cũng có case this, case that. Phần lớn các cuộc thi Marketing như BLM, Marketing On Air hoặc Young Marketer yêu cầu thí sinh giải Marketing Case, còn với Doanh Nhân Tập Sự hay MT thì thử thách đặt ra lại là Business Case.


Vậy nên, trong bài viết này, mình xin phép chỉ ra cách tư duy khác nhau của Marketing Case và Business Case theo cách hiểu của mình. Các bạn có cách suy nghĩ khác hãy để lại ý kiến dưới phần comment nhé!
*Chú ý là những điểm khác nhau này chỉ áp dụng dưới điểm nhìn của các bạn sinh viên tham gia giải BC/MC trong các cuộc thi/kỳ tuyển dụng, không áp dụng nhiều trong thực tế.


A. BUSINESS CASE NHẮM VÀO VIỆC ĐƯA RA VẤN ĐỀ ĐỦ VÀ ĐÚNG, KHÔNG ĐẶT NẶNG GIẢI QUYẾT THẾ NÀO > MINDSET over SKILLSET

Việc giải Business Case rất đặt nặng việc đặt câu hỏi đúng, đặt vấn đề đúng và có thể mới, phân tích vấn đề cần phải giải quyết một cách rõ ràng theo các mô hình như Issue Tree hay MECE.

Tuy nhiên, những vấn đề đưa ra được giải quyết cụ thể thế nào, idea và execution ra sao thì Business Case không đặt nặng, vì các vấn đề thường liên quan đế rất nhiều phòng ban và cần một kiến thức tổng hòa của rất nhiều function ở kinh nghiệm cao mới có thể đưa một đường hướng giải quyết hiệu quả nhất.
**Business Case dành cho các bạn sinh viên chưa có kỹ năng (Skillset) vì chưa nắm rõ mình thuộc / thích mảng ngành nào) nên Business Case rất hay dùng để test Mindset trong các AC (assessment center round) của các chương trình MT, nơi mà nhà tuyển dụng chưa quá đặt nặng về Skillset ở các bạn sinh viên, mong muốn một cái nhìn mới từ các bạn. **

Chính vì mong muốn một cách nhìn mới, chỉ ra vấn đề mới cần giải quyết, nên các bạn có thể thể hiện bản thân tốt hơn qua việc nhìn đề bài khác đi.

Ví dụ như bài tập này của phía TBB mà anh Dương từng hướng dẫn mình: phải chọn một địa điểm, chọn một brand trà sữa và đưa ra kế hoạch triển khai và vận hành của nó để hoàn vốn trong vòng dưới 2 năm: https://www.facebook.com/tbblocks/posts/150518003146689

Kể cả bạn không quá đào sâu suy nghĩ thì việc chọn location ở đâu trong 2 thành phố lớn cũng khá là đơn giản: xung quanh trường học cấp 3/ĐH là top of mind khi nghĩ về địa điểm. Mình nghĩ khi bước vào một đề bài khá chỉ rõ các hạng mục bạn cần phải làm rồi, bạn hãy thử nhìn những step cần phải làm đó trong những bối cảnh khác nhau.
Ví dụ như là cùng là khoản thời gian hoàn vốn dưới 2 năm, có brand nào sau 2 năm đó sẽ sống khỏe hơn những brand còn lại hay không? Chúng ta hãy thử nhìn câu chuyện xa hơn 2 năm, xem có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn cho brand được chọn hay không?


B. MARKETING CASE NHẮM VÀO VIỆC ĐƯA RA CÁCH GIẢI QUYẾT MỚI & THÚ VỊ, KHÔNG ĐẶT NẶNG VIỆC ĐƯA RA VẤN ĐỀ > SKILLSET over MINDSET

Phần lớn các Marketing Case bạn bắt gặp trong các cuộc thi sẽ có mục tiêu rất rõ ràng: Tăng Brand Awareness, thay đổi hành vi của người trẻ, không đặt nặng việc chỉ ra vấn đề của doanh nghiệp cần phải giải quyết (vì đề bài chủ yếu đã đưa ra vấn đề rồi).

Các đề bài chủ yếu mong muốn các bạn sinh viên chỉ ra cái HOW – làm thế nào chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đó, sử dụng những khái niệm cơ bản trong Marketing như Segmentation, Insight, Idea…

Sự khó của Marketing Case không phải là việc tìm ra vấn đề cần giải quyết mà là bạn chọn segment nào, tại sao chọn segment đó, insight segment đó ra sao, idea tương ứng thế nào, thông điệp thế nào. Marketing Case vì thế dành cho các bạn sinh viên đã hướng chọn theo con đường Marketing một cách tương đối rõ ràng, có một số skillset về Marketing và cuộc thi thử thách các kỹ năng áp dụng những gì bạn đã học vào iệc giải quyết vấn đề một cách cụ thể và thực tế.

Lấy ví dụ như đề thi Young Marketers vòng loại 2018: https://www.brandsvietnam.com/…/16681-Cong-bo-De-thi…
Các vấn đề khiến Tuồng trở nên không gắn kết với người trẻ đã được chỉ ra trong đề bài, việc của bạn chỉ đơn giản bây giờ là chọn vấn đề cần giải quyết rồi chọn: segment để tương tác, insight của họ là gì và idea để thay đổi hành vi của họ.

TẠM KẾT
Với trọng tâm và lối tư duy của từng loại mình đã phân tích bên trên, các bước thực hành giải Marketing Case và Business Case ắt có sự khác biệt.
Một lời khuyên nho nhỏ cho những bạn giải Business Case, trong phần xác định vấn đề, hãy dùng mô hình Issue Tree và MECE để xác định vấn đề cần giải quyết. Sau đó dùng các kiến thức về Marketing để giải quyết vấn đề đã được xác định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

Đừng bỏ lỡ!

Nhận ngay những thông báo về các kiến thức bổ ích và các ebooks được biên soạn độc quyền bởi No More Lies