Nhận ngay những kiến thức bổ ích hàng tuần và thông tin khuyến mãi về các khóa học của No More Lies
294764376_1323152548092901_1112784333805348931_n

MASTER TALK 1: BRAND POSITIONING – LÀM SAO ĐỊNH VỊ ĐƯỢC CÁI HIỆU ĐƯỢC “THƯƠNG”

Marketing,
Buổi talkshow mang tên “Làm sao định vị được cái hiệu được thương” được tổ chức thành công bởi IC Master. Với sự góp mặt của hai khách mời là anh Trần Hoàng Dương (Founder No More Lies) và chị Phạm Hoài Anh (Strategic Planner của VERO Agency) đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về định vị thương hiệu và nhận được những lời khuyên vô cùng hữu ích, thực tế từ hai anh chị. Cùng mình điểm qua những nội dung chính nhé!
 
1. HIỂU VỀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
 
Độ chú ý của người tiêu dùng đối với một thương hiệu, nhãn hàng theo nghiên cứu ngày xưa là 12 giây nhưng trong một báo cáo gần nhất, nó đã giảm xuống còn 8 giây, còn đối với GenZ chỉ 6s mà thôi. Vậy, khi thương hiệu ngày càng có ít thời gian để tạo ra ấn tượng với khách hàng thì việc một thương hiệu cần có một định vị khác biệt ngày càng quan trọng.
 
Định vị thương hiệu để làm gì? Thứ nhất, Khi bạn có một định vị thương hiệu đủ tốt. Định vị thương hiệu giúp bạn có thể chứng minh được chiến lược giá của mình.
VD: Bạn bán nước giải khát với giá 50k. Câu hỏi đặt ra là tại sao chai nước đó là đáng giá 50k. Khi bạn có 1 đơn vị định hiệu đủ tốt. Bạn target vào khách hàng premium, bạn có câu chuyện đằng sau thương hiệu đó, bạn có câu chuyện về con người làm nên chai nước đó
Thứ 2, việc định vị thương hiệu giúp bạn biết mình là ai? mình muốn bán sản phẩm nào? mình sẽ bắt đầu từ đâu? Từ đó, thương hiệu bạn tạo ra sẽ có sự nhất quán từ đầu đến cuối và xây dựng được mối quan hệ vững chắc với người tiêu dùng.
 
ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU TỐT LÀ KHIẾN CHO MỌI NGƯỜI NHỚ VỀ MÌNH THEO MẶT LÝ TÍNH HAY CẢM TÍNH NHIỀU HƠN?
 
Mục tiêu sau cùng của việc định vị thương hiệu là chúng ta sẽ đem đến một hình ảnh, một ý tưởng về thương hiệu mà người tiêu dùng ghi nhớ cả về mặt lý tính và cảm tính, không nhất thiết phải nghiêng vào một bên nào. Bên cạnh đó, trong những chiến dịch truyền thông, thông điệp về mặt cảm tính sẽ linh hoạt, có lúc nhiều hơn, cũng có lúc ít hơn.
Khi làm branding, bên cạnh sự khác biệt về lí tính thì sự khác biệt về cảm tính rất quan trọng. Việc bạn có sự kết nối với thương hiệu nào đó không? USP mình có yêu thương hiệu đó không, mình có connect kh? với 1 số ngành hàng, sự khác biệt về lý tính rất ít, khi đó câu chuyện lí tính kh giải quyết được – cảm tính… Tùy thuộc từng campaign, từng khách hàng
 
2. QUÁ TRÌNH ĐỂ “THƯƠNG”
 
Các bước xây dựng định vị thương hiệu
 
Trước khi định vị thương hiệu, hãy xác định đích đến:
  • Khác biệt (Khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường)
  • Liên quan: chạm được vào need demand của khách hàng, câu chuyện của mình gần gũi với khách hàng, dễ hiểu, liên quan trực tiếp đến TA
  • Nhất quán (nhất quán từ hình ảnh, thông điệp đưa tới NTD, luôn nhắc đi nhắc lại định vị của mình)
  • Đáng tin cậy (Cho thấy sự uy tín, đáng tin cậy của thương hiệu với khách hàng)
Vậy định vị thương hiệu cần bắt đầu từ đâu?
  • Nhìn xung quanh: nhìn xem mình đang cạnh tranh với ai, ai là đối thủ của mình, họ đang hướng đối tượng nào, họ có điểm mạnh, điểm yếu nào, họ đang kể câu chuyện gì, thông điệp của họ? Từ đó, find the gap để tạo ra thương hiệu đủ khác biệt để có chỗ đứng trong thị trường
  • Nói chuyện với khách hàng mục tiêu của bạn
  • Hãy xác định rất rõ ràng: khách hàng của bạn là ai?
  • Chi tiết không bao giờ là thừa
  • Họ đang tìm kiếm điều gì và động lực mua hàng của họ nằm ở đâu?
  • Nhìn lại mình: đánh giá tổng quan về mặt lí tính và cảm tính của thương hiệu: điểm mạnh, yếu của mình, selling point, điểm nào mình muốn thu hút khách hàng, mình muốn trở thành một thương hiệu như thế nào?
  • Xây dựng định vị thương hiệu: (Truyền tải thế nào để khách hàng hiểu định vị của mình, hiểu câu chuyện của mình kể là gì)
  • Đo lường hiệu quả
  • Đặt ra những mốc thời gian quan trọng để đo lường hiệu quả (3 tháng, 6 tháng, 1 năm để điều chỉnh campaign cho phù hợp)
  • Xác định các thông số để đo lường
  • Điều chỉnh cho phù hợp và kết quả đo lường
3. DÙ NHỎ VẪN ĐƯỢC “NHỚ”
 
Khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi định vị thương hiệu
 
“Clients get the advertising they deserve” – Một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ là người ta không có sức biến thương hiệu của người ta trở nên to lớn, họ không biết mình muốn gì, họ thiếu niềm đam mê thực sự cho brand của họ, thiếu sự thấu hiểu khách hàng của họ là ai. Theo quan điểm của chị Hoài Anh, đó là khi có quá nhiều thứ muốn làm khi họ bị giới hạn bởi tiềm lực tài chính. Nhưng họ không nên bỏ qua định vị thương hiệu.
Lời khuyên từ chị Hoài Anh dành cho các bạn trẻ đó là “Hãy kiên nhẫn khi làm thương hiệu”. Thêm vào đó, anh Dương có chia sẻ “Điểm khác biệt thường đơn giản. Vì đơn giản sẽ được nhiều người ưa thích. Các bạn không nên suy nghĩ quá căng thẳng và hãy đơn giản hóa vấn đề khi làm định vị thương hiệu.”
 
LỜI KẾT: Những chia sẻ đầy tâm huyết của anh Trần Hoàng Dương và chị Phạm Hoài Anh đã mang đến kiến thức, kinh nghiệm về Định vị thương hiệu – Điều không thể thiếu của một nhãn hàng, thương hiệu để khẳng định vị thế trong thị trường
 
Lắng nghe toàn bộ chia sẻ của 2 vị diễn giả tại đây https://fb.watch/enRdDMA-YJ/
Cre: IC Master

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

Đừng bỏ lỡ!

Nhận ngay những thông báo về các kiến thức bổ ích và các ebooks được biên soạn độc quyền bởi No More Lies