Nhận ngay những kiến thức bổ ích hàng tuần và thông tin khuyến mãi về các khóa học của No More Lies
template website-02

QUẢNG CÁO NƯỚC TĂNG LỰC HỔ VẰN – PHẢN CẢM Ở ĐÂU?

Marketing|Creative|Marketing strategy,

Hổ Vằn - thương hiệu nước tăng lực của "ông lớn" Masan, từng gây bão bởi câu slogan "Mình uống đi cho khỏe" bị cho là phản cảm. Nhưng mà liệu nó có phản cảm như các chuyên gia và các nhà văn hóa đã "lên án"?

Một chút thông tin về thương hiệu:
– Sản phẩm: Nước tăng lực Hổ Vằn
– Công ty: MSC (Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan)
– Tệp khách hàng mục tiêu:
+ Khách hàng chủ yếu là đối tượng nam giới (18-30 tuổi)
+ Thu nhập: BCDE
+ Hành vi:
  • Uống nước tăng lực để tỉnh táo làm việc
  • Uống chủ yếu vào đầu giờ chiều và tối
  • Không quá để ý thương hiệu nên sẽ mua những hãng đã quen thuộc
+ Insight: Do khối lượng công việc nhiều và nặng, tôi cần tìm một loại thức uống giúp bổ sung năng lượng, gia tăng sự tỉnh táo ngay lập tức để làm việc tốt hơn.
VẤN ĐỀ CỦA THƯƠNG HIỆU
Thị trường nước tăng lực là một thị trường màu mỡ, chiếm đến 17% ngành hàng nước giải khát. Các báo cáo cũng cho thấy người Việt Nam tiêu thụ nhiều nước tăng lực hơn hẳn các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia,… Tuy rất hot nhưng thị trường này vẫn chưa được khai thác nhiều, các thương hiệu lớn như Redbull, Sting hay Samurai vẫn đang chiếm nhiều thị phần nhất. Nhận thấy điều đó, Masan nhảy vào cạnh tranh miếng bánh lợi nhuận bằng thương hiệu nước tăng lực Hổ Vằn. Bài toán đặt ra ở đây là trong ngắn hạn, phải tăng được brand awareness để khán giả thấy quen thuộc với thương hiệu Hổ Vằn, từ đó tăng được lợi nhuận.
CÁCH GIẢI QUYẾT
  • Quảng cáo hàng ngày vào khung giờ vàng để tiếp cận với nhiều khán giả nhất có thể.
  • Gây bão với câu slogan “Mình uống đi cho khỏe”, xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng khiến ai cũng nhớ tên, nhớ luôn cả câu slogan “huyền thoại”.
PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH
Hình ảnh người dân tộc
Xuất hiện trong video của Hổ Vằn là hình ảnh một đôi vợ chồng người dân tộc, anh chồng nói tiếng Kinh còn chưa tròn vành rõ chữ khiến thương hiệu bị cho là đang kì thị người dân tộc, phân biệt vùng miền.
Trên thực tế, hình ảnh người dân tộc xuất hiện trong video đại diện cho sự khỏe mạnh. Để chứng minh cho điều này, ta có thể thấy các hoạt động đều là lao động chân tay và đòi hỏi nhiều sức lực: Lên núi, lên nóc nhà,… Chi tiết nói ngọng của anh chàng trong video có lẽ chỉ là cách để tăng thêm tính tếu táo, hài hước cho quảng cáo mà thôi. Đọc đến đây có thể các bạn sẽ thắc mắc tại sao nhân vật nữ lại nói to, rõ ràng, không ngọng chút nào thì bởi vì đó là câu slogan nên phải thật chuẩn xác để ai cùng nghe được, hiểu được và trẻ con thì bắt chước được.
 
Chi tiết “lên giường ngủ”
Chi tiết cuối cùng, cũng là chi tiết gây tranh cãi nhất:
– Mình đi đâu đấy?
– Lên giường ngủ
– Mình uống đi cho khỏe
– Mình cũng uống đi cho khỏe
bị lên án dữ dội bởi người ta cho rằng nó ám chỉ đến chuyện tình dục, trái với thuần phong mĩ tục, không phù hợp với trẻ nhỏ khi phát vào khung giờ vàng.
 
Người lớn nghe thì có thể suy ra như vậy nhưng trẻ con liệu nó có nghĩ vậy không? Lối nói này thực chất còn không gây sốc, gây phản cảm bằng quảng cáo các loại thuốc bổ thận, tráng dương, tiểu bí hay băng vệ sinh (?) – những sản phẩm luôn xuất hiện trên TV vào 8h tối mỗi ngày. Các bạn thử đọc đoạn quảng cáo dưới đây rồi so sánh với Hổ Vằn nhé:
“Nam giới bị thận dương hư, răng lung lay, tóc bạc sớm, sinh lí yếu, tiểu đêm nhiều lần, đau mỏi lưng gối, tê lạnh chân tay. Bổ thận dương Nhất Nhất, bổ thận, tráng dương, trị thận yếu, răng lung lay, tóc bạc sớm, sinh lí yếu, làm hết tiểu đêm nhiều lần, hết đau mỏi lưng gối, tê lạnh chân tay.” 🤡🤡
 
Slogan “Mình uống đi cho khỏe”
Một câu slogan xuất hiện tới 4 lần trong 30s thì đúng là gây khó chịu thật. Quảng cáo Việt Nam thường xuyên nhắc đi nhắc lại một thông điệp để nó ghim vào tâm trí khán giả (VD: Xúc xích Ponnie 88% thịt, Mua tivi tủ lạnh đến Điện Máy Xanh,…) nên lỗi này không phải chỉ của riêng Hổ Vằn. Chúng ta không thể phủ nhận slogan “Mình uống đi cho khỏe” thực sự đã phát huy tác dụng khi bây giờ người người, nhà nhà đều thuộc và đã quá quen với thương hiệu Hổ Vằn đúng không?
TẠM KẾT
Trong hoàn cảnh đại dịch đã quá nhiều đau thương và lo lắng thì người làm quảng cáo hài hước, vui vẻ một chút nhằm giảm bớt tình hình căng thẳng thôi mà. Có chăng là cách làm chưa đủ duyên dáng nên thành ra nhìn qua thì tưởng phản cảm, mà đi sâu vào phân tích cũng thấy có nhiều cái hay ho thú vị đó nhỉ? 😉

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

Đừng bỏ lỡ!

Nhận ngay những thông báo về các kiến thức bổ ích và các ebooks được biên soạn độc quyền bởi No More Lies