Nhận ngay những kiến thức bổ ích hàng tuần và thông tin khuyến mãi về các khóa học của No More Lies
template website-06

SOYA GARDEN ĐÓNG CỬA HƠN MỘT NỬA CHI NHÁNH: THAM VỌNG SỤP ĐỔ HAY LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN LÊN

Marketing strategy|Marketing,

Trong một vài tháng trở lại đây, Soya Garden đã cho đóng cửa nhiều cửa hàng tại phía Bắc và phía Nam và chỉ giữ lại những cửa hàng ở các vị trí đắc địa với nguồn khách ổn định. Nhiều tin đồn về sự sụp đổ của thương hiệu F&B có tiếng này đã rộ lên. Tuy nhiên, đâu mới là sự thật đằng sau những động thái này? Liệu có phải sau món Huế, ngành F&B Việt Nam lại sắp chứng kiến một sự sụp đổ khác hay đây chỉ là bài toán chiến lược? Hãy cùng No More Lies phân tích xem sao!

LAO ĐAO VÌ COVID
Covid 19 được coi là “thần chết” càn quét nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành F&B, và Soya Garden cũng không tránh khỏi điều đó. Chuỗi cửa hàng ở hàng loạt các vị trí đắc địa ở các con đường lớn với giá thuê ngất ngưởng cùng với đầu tư cơ sở vật chất, chi phí nhân công cao đã khiến Soya Garden chịu nhiều tổn thương trong mùa dịch. Kết quả tất yếu là doanh nghiệp phải cắt bỏ những chi nhánh không còn khả năng đem lại lợi nhuận để giảm chi phí và tập trung phát triển các điểm bán cốt lõi hiệu quả hơn.
KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU NHỎ, SẢN PHẨM KHÓ CẠNH TRANH
Soya Garden tập trung vào việc xây dựng không gian trải nghiệm tại chỗ cho khách hàng với tập khách mục tiêu chính là nữ văn phòng và người lớn tuổi, vốn là phân khúc tương đối khác biệt so với các thương hiệu chuỗi đồ uống khác. Do đó, thể nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng, Soya Garden theo đuổi hình ảnh thương hiệu cao cấp, xây dựng không gian bán hàng tiện nghi. Tuy nhiên, theo ông Trần Bằng Việt – Tổng giám đốc Đông A Solutions, hiện nay, quy mô khách hàng của nhãn hàng không đủ lớn để bù lỗ chi phí xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp cũng như đầu tư cơ sở vật chất tại các điểm bán. Ông cho rằng, ban lãnh đạo của doanh nghiệp này “quá lạc quan trong các quyết định kinh doanh”.
Ngoài ra, ở Việt Nam, sữa đậu nành vẫn được coi là sản phẩm bình dân với mức giá phải chăng. Do đó, để sản phẩm bình dân cõng trên mình chiếc mác dịch vụ cao cấp và giá cả thuộc phân khúc cao: 50000 – 60000 VND/ly cũng gây nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng Việt.
MÔ HÌNH KINH DOANH CHUỖI VÀ THÀNH CÔNG KHÔNG ĐẾN TỪ PHÉP NHÂN
Chỉ trong vài năm, Soya Garden liên tục mở thêm cơ sở ở nhiều vị trí đắc địa tại các thành phố lớn. Việc bành trướng kinh doanh với tốc độ quá nóng, khiến Soya Garden chật vật vì chi phí mặt bằng, nhân công, nguồn hàng khổng lồ trong khi nhu nhập vẫn chưa thấy đâu.
Tiến sĩ Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp khởi nghiệp theo mô hình này nằm ở kế hoạch kinh doanh và dòng tiền. Trong trường hợp của Soya Garden, ta có thể thấy dù doanh nghiệp đã gọi vốn thành công hàng trăm tỷ đồng nhưng chưa có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, dẫn đến việc mất nhiều chi phí cơ hội.
Ngoài ra, mô hình kinh doanh chuỗi khiến việc đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các cơ sở, bao gồm cả chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, trở nên vô cùng khó khăn. Do đó, đòi hỏi nguồn nhân lực và tài lực lớn để đảm bảo giá trị cốt lõi, cái chất của nhãn hàng được duy trì trong mọi cửa hàng.
LÙI MỘT BƯỚC, LẤY ĐÀ VÀ TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC
Ông Hoàng Anh Tuấn – CEO của Soya Garden cho biết hiện tại, thương hiệu này đang ráo riết chuẩn bị để chuyển hướng sang một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, nhỏ hơn và tiện lợi hơn: mô hình kinh doanh kiosk và các cửa hàng nhỏ. Dù vật, các cửa hàng lớn ở các vị trí thuận lợi, có nguồn khách hàng ổn định và mang đặc trưng của thương hiệu vẫn được Soya Garden duy trì hoạt động. Mô hình kinh doanh mới sẽ tập trung vào việc trải nghiệm chất lượng sản phẩm, sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng. Theo dự kiến thì vào cuối năm nay, mô hình này sẽ chính thức đi vào hoạt động với khoảng 20 – 25 cửa hàng, kiosk được mở tại TP.Hồ Chí Minh
Một trong những lý do dẫn đến bước chuyển mình đột phá này là do trong đợt Covid 19, doanh thu bán hàng từ việc bán hàng qua các kênh đặt online đã tăng vọt và giúp Soya Garden sống sót qua mùa dịch. Ngoài ra, ưu điểm của mô hình kinh doanh này là chi phí vận hành thấp, tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng và các chi phí liên quan. Đồng thời, việc bán đồ uống take-away sẽ giúp Soya Garden dễ len lỏi vào cuộc sống của nhóm khách hàng mục tiêu – phụ nữ công sở bận rộn, hứa hẹn mang lại doanh thu khởi sắc hơn trong năm tới.
Muốn tồn tại trong ngành F&B nhiều thách thức này, thương hiệu cần phải biết làm mới mình, luôn thay đổi để phù hợp với thị trường nhiều biến động. Hi vọng rằng, với những chuyển biến kịp thời và sáng tạo này, Soya Garden có thể nhanh chóng trở lại và trở lại mạnh mẽ hơn!
Nguồn tham khảo: Dantri | Vietstock | PLO

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Search

Đừng bỏ lỡ!

Nhận ngay những thông báo về các kiến thức bổ ích và các ebooks được biên soạn độc quyền bởi No More Lies